Tên gọi Chi Mắm

Đoạn viết này không được chú giải bất kỳ nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp hoàn thiện đoạn viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.
Văn phong hay cách dùng từ trong bài này hoặc đoạn này không phù hợp với văn phong bách khoa. Xin giúp Wikipedia bằng cách sửa đổi lại cho phù hợp.

Ở đây cần lưu ý một số vấn đề:

Điểm thứ nhất

Không có ngôn ngữ thông dụng nào trên thế giới (Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha) có tên gọi cây rừng ngập mặn chính xác tương tự như tiếng Việt, đặc biệt là để gọi họ và chi mắm, ngoại trừ từ ngữ chuyên môn La tinh. Anh, Đức, Tây Ban Nha gọi rừng ngập mặn cũng như gọi chung cây cỏ rừng ngập mặn là mangrove. Pháp phân biệt hơn khi dùng từ palétuvier để gọi riêng "cây" rừng ngập mặn, tuy nhiên từ palétuvier cũng để gọi ít nhất 120 loài cây. Tên gọi đôi khi nghịch nghĩa với nhau, như Đức gọi là Weisse mangrove (trắng), Anh gọi là Black mangrove (đen) để chỉ cùng một loài cây; hoặc cùng một loại cây mà ở Guyane thuộc Pháp gọi là Palétuvier blanc (trắng) căn cứ theo màu hoa và ở Pháp gọi là Palétuvier Noir (đen) căn cứ theo sắc tố.[cần dẫn nguồn]

Một thí dụ khác cho sự mâu thuẫn trong cách dùng từ đặt tên, như trường hợp mắm lưỡi đồng (Avicennia alba), tên đặt trong thời khai phá qua sự quan sát: cánh hoa màu đồng (hợp kim đồng-thiếc) có dạng giống lưỡi chim; trong chương trình sinh thái Cần Giờ có người dịch trực tiếp từ tiếng La tinh Avicennia alba ra "mắm trắng", từ đó được dịch tiếp ra tiếng Pháp trong vài bài của Le Courrier du Vietnam là palétuvier blanc. Do cách dịch từng chữ một mà xảy ra sự hiểu sai, một số nước nói tiếng Pháp sẽ hiểu palétuvier blanc là tên của ba loại cây khác nhau, mà trong cả ba loại không có loại mắm lưỡi đồng.[cần dẫn nguồn]

Đây là điểm mà quý vị độc giả hay dịch giả cần chú ý. Đối với dịch giả, sự am tường cách dùng chữ của văn bản gốc và cách dùng chữ của ngôn ngữ mình dịch ra rất cần thiết. Tốt nhất nên ghi thêm tên khoa học để khỏi lầm lẫn. Đối với độc giả, vấn đề còn khó khăn hơn nếu muốn hiểu đúng nghĩa. Khi có một bài nghiên cứu trong tay bằng tiếng thông dụng trên thế giới chẳng hạn, họ phải phân biệt đây là bản gốc của nước nào hay bản dịch và dịch từ tiếng nước nào, cho độc giả nước nào.[cần dẫn nguồn]

Điểm thứ hai

Trong truyện ngắn "Rừng Mắm" của Bình Nguyên Lộc, một tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, tác giả đã dùng hư cảnh "mắm" để đề cao sự hy sinh của tổ tiên thời khai phá phương Nam, trong đó không có chi tiết nào đúng sự thật của cây mắm. Ngoài ra có hai bài chỉ trích "Rừng Mắm" của Lương Thư Trung, trong đó tác giả dường như không hiểu dụng ý của Bình Nguyên Lộc mà chỉ thấy có một điểm sai, và ông cũng tả cây mắm với vài điểm không đúng sự thật, thí dụ như trái mắm giống như trái điệp (trong thực tế, trái mắm chỉ có một hột, còn trái điệp là loại trái có nhiều hột). Độc giả của những tác phẩm này cần để ý điều đó.

Điểm thứ ba

Từ ngữ mắm được nhà thảo mộc Lê Quang Thưởng và giáo sư Nguyễn Thanh Liêm, cũng như một số khá nhiều văn liệu, viết là mấm, những người tìm tài liệu bằng tiếng Việt trực tuyến cần để ý.[cần dẫn nguồn]